Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012

xi măng trong suốt

Các kiến trúc sư của tập đoàn Italcementi (Italy) đã sử dụng một loại xi măng trong suốt để xây những bức tường trở thành cửa sổ khổng lồ để ánh sáng mặt trời có thể xuyên qua được.


 Gian hàng trưng bày của Italy là gian hàng duy nhất xây bằng xi măng trong suốt tại triển lãm Thượng Hải năm ngoái.

Loại xi măng trong suốt này có tên là i.light, bên trong có rất nhiều lỗ li ti, những lỗ nhỏ này sẽ không phá vỡ kết cấu mang tính chỉnh thể của công trình và ánh sáng mặt trời có thể xuyên qua. Nhìn gần, những khoảng cách rộng khoảng 2-3mm khiến người ta khó có thể tin được nhưng nhìn từ xa, chúng không khác gì những loại xi măng bình thường khác. Trong những ngày có ánh nắng mặt trời, chúng ta có thể nhận thấy sự đặc biệt khi sự dụng loại vật liệu này đó là ánh sáng sẽ xuyên qua những lỗ nhỏ và rọi vào bên trong, khi đó cả bức tường bỗng biến thành một khung cửa sổ khổng lồ.
Loại xi măng trong suốt này có tên là i.light, bên trong có rất nhiều lỗ li ti, những lỗ nhỏ này sẽ không phá vỡ kết cấu mang tính chỉnh thể của công trình và ánh sáng mặt trời có thể xuyên qua.

Cho tới thời điểm này chỉ có mỗi gian hàng triển lãm của Italy tại Thượng Hải Expo 2010 sử dụng xi măng trong suốt này và nó đã chứng minh được tính tiết kiệm điện khi dùng để xây nhà cửa. Tòa nhà cao 18 m có tới 40% tường dùng vật liệu i.light. Công ty Italcementi đã sử dụng hết 189 tấn vật liệu để tạo nên 3774 tấn xi măng trong suốt và bán trong suốt. Mỗi tấm xi măng trong suốt sẽ có khoảng 50 lỗ nhỏ và độ trong suốt gần 20% còn những tấm bán trong suốt sẽ có khoảng 10% độ trong suốt.
Các kiến trúc sư đã tạo nên những tấm xi măng trong suốt với 50 lỗ nhỏ và độ trong suốt đạt 20%.

Trước đây các kiến trúc sư đang thử đưa các sợi quang vào hỗn hợp xi măng nhưng tập đoàn Italcementi cho hay cách làm này không tạo nên hiệu quả đặc biệt. Chủ tịch tập đoàn ông Enrique cho biết có thể dùng nhựa để tạo nên xi măng trong suốt sẽ làm cho giá thành thấp hơn và bắt sáng hơn so với sử dụng sợi quang.
Sử dụng sợi quang không hiệu quả và tiết kiệm bằng nhựa

Ông còn cho hay, công ty ông đảm nhận thử thách xây dựng gian hàng của Italy là mong muốn có thể tìm ra một cách làm mới và có hiệu quả. Mỗi ngày công ty sản xuất được 200 tấm xi măng và mất khoảng 19 ngày để sản xuất 3774 tấm.                                        
www.italcementigroup.com

ETFE, cuộc cách mạng về xây dựng

Ngành kiến trúc ngày nay đang được hưởng lợi từ một loại vật liệu mới có tên ETFE, loại vật liệu dẻo có độ bền và khả năng thích ứng cao, đáp ứng được yêu cầu cao nhất của những công trình tầm cỡ.

Cuối thập niên 1970, khi tập đoàn DuPont của Mỹ phát minh một dạng polymer từ flourocarbon, họ đặt tên là Ethylen Tetraflourothylene (ETFE) và ứng dụng làm chất liệu cách nhiệt trong ngành hàng không.
Nhưng về sau chính Stefan Lehnert, một sinh viên gốc Đức chuyên ngành cơ khí tình cờ phát hiện ra các đặc tính của vật liệu này: trong suốt, có khả năng tự làm sạch và dễ dàng thay đổi kết cấu. Chàng sinh viên trẻ tuổi giật mình nhận ra những ứng dụng của ETFE trong kiến trúc, xây dựng là quá rõ ràng và phong phú. Năm 1982, sau khi tốt nghiệp đại học, Lehnert thành lập công ty VF chuyên thiết kế và xây dựng đặc biệt độc quyền với vật liệu ETFE. Công ty của anh đặt đại bản doanh tại thành phố Bremen (Đức) và bắt đầu quảng bá vật liệu mới với các công ty kiến trúc lớn.

ETFE hấp dẫn giới xây dựng là nhờ đặc tính có thể cán mỏng và cuộn tròn với độ bền cao, ETFE có trọng lượng rất nhẹ (khoảng 1/100 trọng lượng của kính) và có thể co giãn gấp 3 lần chiều dài mà không mất đi độ đàn hồi. Không những thế, nó còn có đặc điểm độc đáo khác là có thể được vá lại bằng một mảnh ETFE khác.

Như vậy, với nhiều tính năng đa dạng, ETFE có thể trở thành vật liệu lý tưởng thay thế kính và sợi thuỷ tinh. Người ta ước tính nếu sử dụng loại vật liệu này có thể giảm chi phí xây dựng tới 10% đối với các căn hộ bình thường và 60% đối với các công trình lớn phức tạp. Điều quan trọng hơn, đây là loại vật liệu thân thiện với môi trường và có khả năng tái chế.

Có thể nói ETFE là vật liệu trải qua bao thăng trầm để trở thành tương lai của ngành kiến trúc thế giới. Và cùng với thành công của nó là câu chuyện về niềm tin của những chuyên gia kiến trúc tài năng.





Trung tâm giải trí Khan Shatyry tại thủ đô Astana của Kazakhstan

Tháng 7/2001 Trung Quốc chính thức trở thành quốc gia đăng cai Thế vận hội Olympic 2008 và chỉ hai tháng sau một dự án gây shock cho tất cả giới quan chức...Mô hình khối bong bóng khổng lồ được kết cấu bởi một hệ thống xà thép giống như tổ chim chống đỡ cho hàng ngàn tấm vật liệu ETFE. Nếu 5 năm trước, ý tưởng đó khó hoặc không thể thực hiện, thì nay chìa khoá cho công trình chính là vật liệu ETFE của hãng xây dựng Đức Vector Foiltec (VF). Với trọng lượng siêu nhẹ (1/100 trọng lượng của kính), khả năng chịu nhiệt cao, siêu mỏng và đặc biệt là giá thành thi công giảm tới 30% so với sử dụng chất liệu kính, ETFE được xem là vật liệu tạo nên cuộc cách mạng mới cho ngành kiến trúc.

Kết cấu của công trình sẽ được giảm thiểu do trọng lượng cực nhẹ của vật liệu ETFE

Nhưng vấn đề quan trọng nhất ngưòi ta cần là , một loại vật liệu có thể trải rộng trên diện tích hàng trăm mét vuông vừa đảm bảo yếu tố thẩm mỹ vừa an toàn lại phù hợp với giải pháp kiến trúc.
Nếu có điều kiện đến Anh ..các bạn hãy đến tham quan khu phức hợp sinh thái Eden tại Cornwall ,để chiêm ngưỡng công trình kiến trúc với diện tích 30.000 m2...Người ta gọi nó là 1 tuyệt tác kiến trúc..
Mẫu số chung của những kỳ quan

Với vật liệu ETFE, người ta có thể tạo ra hàng ngàn mét vuông mái vòm với vẻ đẹp ấn tượng và khả năng chống chịu nhiệt độ cực cao


Khu phức hợp sinh thái Eden tại Cornwall (Anh)

Giống như mọi phát kiến đột phá, ban đầu các công ty khá dè dặt với lời mời chào của VF về vật liệu mới. Nhưng cuối cùng Lehnert và các cộng sự của anh cũng nhận được hợp đồng đầu tiên cho công trình mái rạp sở thú Arnheim (Hà Lan). "Đó là một cuộc đấu tranh tâm lý lớn. Cầm bộ hồ sơ trúng thầu trên tay, chúng tôi vui vì cuối cùng cũng có ai đó chấp nhận thử nghiệm vật liệu mới nhưng không thể tránh được cảm giác thất vọng khi chỉ được thể hiện tại một nơi không nổi tiếng". Và những người trẻ tuổi này vẫn vượt qua được vấn đề tâm lý ban đầu, hiểu rằng một cơ hội dù nhỏ nhất cũng vẫn tốt và phải tận dụng hết khả năng.
Trước khi biết đến trung tâm thể thao dưới nước của bắc kinh thì ngưòi ta biết đến ETFE nhiều hơn qua sân vận động rất nổi tiếng này.














Ứng dụng trong xây dựng nhà cao tầng (071213_Honeycomb_Cushion)









kể cả các công trình không lớn


Có khi chỉ là mái che trong lòng các con phố ...


Tóm lại: ETFE là một miếng phim mỏng bằng nhựa, nhẹ và trong suốt, được xem như là một loại vật liệu xây dựng tiết kiệm năng lượng và thân thiện môi trường nhất. Khi hai hay nhiều lớp ETFE được gắn chung với nhau, khoảng cách giữa chúng đc bơm hơi vào, chúng tạo thành những miếng đệm không khí có thể bao bọc bên ngoài tường hay nóc nhà...

Theo business.net
ashui.com
ddxd.vn

Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012

Sản phẩm độc đáo từ nhựa tái chế

Sản phẩm độc đáo từ nhựa tái chế - Archi 
 
Được thiết kế bởi Junpei Tamaki, người Nhật Bản, chiếc ghế này đã giành được giải thưởng thiết kế nội thất tại cuộc thi thiết kế quốc tế Asahikawa đồ nội thất trong năm 2011. Sản phẩm được tạo thành bởi 2.450 thanh acrylic, mỗi thanh chỉ dày 5 mm. Các thanh acrylic được dán lại với nhau tạo ra một cấu trúc gợi nhiều liên tưởng tới một hình ảnh mong manh, nhưng lại là một chiếc ghế chắc chắn và chịu được hầu như bất kỳ trọng lượng cơ thể nào.

Sản phẩm độc đáo từ nhựa tái chế - Archi 
 
Sản phẩm độc đáo từ nhựa tái chế - Archi 
Cấu trúc chiếc ghế có vẻ mỏng manh, nhưng lại rất tinh tế, ổn định, tổng thể có hình chữ nhật. Sáng tạo này có nét rất đặc biệt, mỗi khi ánh sáng chiếu vào sẽ làm nổi bật thêm những luồng sáng mờ ảo quanh nó.

Sản phẩm độc đáo từ nhựa tái chế - Archi 
 
Với cấu trúc bán trong suốt, khuyến khích sự tương tác, kết cấu dệt phức tạp và chi tiết gần như một tác phẩm chạm khắc, chiếc ghế là sản phẩm thân thiện với môi trường vì được làm từ bằng nhựa tái chế.
 
Sản phẩm độc đáo từ nhựa tái chế - Archi 
 
Sản phẩm độc đáo từ nhựa tái chế - Archi 

Theo kienviet