Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

5 lỗi thường gặp trong ứng dụng tấm tiêu âm, hút âm trong phòng


Trong quá trình tiến hành thiết kế, vì hiểu biết về nguyên lí hút âm của vật liệu hút âm không đầy đủ nên thường xảy ra những sai sót trong một bộ phận của thiết kế, cũng có một phần là của vấn đế thi công tại hiện trường. Những lỗi thường gặp gồm có:
1)    Cho rằng bề mặt lồi lõm không bằng phẳng có tác dụng hút âm tốt:
Có một số nhà hát, phòng họp hay phòng hát xây dựng thời kì đầu sử dụng phương thức trang trí bề mặt tường bằng xi măng xử lí tạo ráp sơn sần, cho rằng phương pháp này có tác dụng hút âm. Hút âm thông qua hai phương thức chủ yếu, đa lỗ hút âm và cộng chấn hút âm. Đa lỗ hút âm yêu cầu bên trong vật liệu có các lỗ liên thông (như bông thủy tinh, bông khoáng), cộng chấn hút âm cần vật liệu hút âm có khoang rỗng (gỗ tiêu âm, len gỗ); như vậy có thể thấy bề mặt xi măng xử lí tạo ráp vừa không có lỗ vừa không có khoang rỗng, về cơ bản không có tác dụng hút âm.
2)    Cho rằng chỉ cần là vật liệu phủ bề mặt mềm thì có tác dụng hút âm ưu việt
Đa phần các công trình sử dụng kết cấu vách tiêu âm (kết cấu lõi đặc hoặc kết cấu nhiều lớp) bên ngoài phủ thêm lớp vật liệu phủ mềm dày 2-3mm như nỉ, vải. Phương pháp này vừa thi công đơn giản, hiệu quả trang trí lại tốt nên được nhiều người ưa dùng. Nhưng nếu cho rằng chỉ cần có bề mặt vật liệu phủ mềm là có thể hút âm thì đó là một sai lầm. Trên thực tế, vật liệu phủ mềm được xếp vào dạng vật liệu đa lỗ, có khả năng hút âm, nhưng tính năng hút âm của vật liệu dạng đa lỗ có quan hệ mật thiết với độ dày của vật liệu. Nếu vật liệu quá mỏng thì không thể đạt được hiệu quả tiêu âm. Thông thường để đạt được hiệu quả hút âm lí tưởng, độ dày của vật liệu hút âm phải trên 10mm. Ngoài ra còn có thể thiết kế thêm khoang rỗng đằng sau vật liệu hút âm đa lỗ, gia cường kết cấu hút âm. Cụ thể như sau: Trong quá trình thi công vách tiêu âm, giữa các lớp cách nhau khoảng 30mm, vật liệu tiêu âm không cần quá dày (tầm 5 đến 9mm là được), đục lỗ hoặc tạo khoảng trống ở mật độ nhất định. Nếu muốn gia tăng tác dụng hút âm thấp tần, có thể dựa trên phần 5 bài viết này để xác định tần xuất đục lỗ; nếu muốn gia tăng tác dụng hút âm trung tần, thì cần đục lỗ rộng hơn, tần suất đục lỗ trên 30%, đường kính lỗ trên 20mm. Phương pháp này trên cơ sở không thay đổi hiệu quả trang trí mà lại có thể gia tăng hiệu quả hút âm.
3)    Cho rằng chỉ cần đặt vật liệu hút âm là có thể đạt được hiệu quả hút âm.
Một số công trình thiết kế vật liệu hút âm đằng sau tấm tường hoặc tấm thạch cao, như thế thì vật liệu hút âm gần như vô tác dụng. Bởi vì điều kiện đầu tiên để hút âm là sóng âm phải đi vào trong vật liệu, mà kết cấu kể trên thì chỉ khiến sóng âm dội vào bề mặt tường và phản xạ trả lại, không có cách nào đi đến bên trong vật liệu hút âm. Nếu như vật liệu rắn ở đằng trước tương đối mỏng, khoảng cách bề rộng từ tường tới bề mặt hoàn thiện rộng, có thể làm kết cấu hút âm tấm mỏng. Lúc này có thể lắp đặt vật liệu tiêu âm đa lỗ trong khoang rỗng, nhưng lúc này vật liệu hút âm đa lỗ chỉ có thể đạt được tính chất hỗ trợ hút âm, hiệu quả hút âm không thể sánh với việc vật liệu lộ trực tiếp ra ngoài.
4)    Thi công làm hỏng tính thông âm của bề mặt vật liệu hoặc vật liệu hút âm đa lỗ
Như đã nói trên, để đảm bảo tính hút âm của vật liệu hút âm đa lỗ thì phải đạt được điều kiện tiên quyết là bề mặt có tính năng thông âm tốt. Nhưng trong quá trình thi công người nhân công không hiểu được những yêu cầu của thanh học mà dung những phương pháp thi công sai, phá hỏng hiệu quả hút âm, những lỗi thường gặp gồm có:
4.1. Phun sơn hoặc sơn xì lên bề mặt vật liệu hút âm đa lỗ:
Thường gặp nhất là với vật liệu tiêu âm đa lỗ như mút xốp, nỉ hoặc bông ép, với mục đích làm đẹp và tránh bụi bẩn bám trên bề mặt mọi người thường phun sơn lên bề mặt vật liệu. Cách làm này đồng nghĩa với việc bít các lỗ thông âm, âm thanh không thể đi vào bên trong vật liệu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính chất hút âm. Phương pháp đúng đắn là trong quá trình lắp đặt cần hết sức duy trì độ sạch bề mặt vật liệu, không xử lí phun sơn sau lắp đặt.
4.2. Phá hỏng bề mặt thông âm của lớp che, trang trí bên ngoài vật liệu hút âm
Trên thực tế vật liệu hút âm đa lỗ sau khi thi công nên được phủ bởi bề mặt thông âm. Các loại bề mặt che phủ trang trí điển hình gồm có nỉ, vải không dệt, bên ngoài có thể lắp đặt gỗ tiêu âm dạng soi rãnh hoặc đục lỗ. Có trường hợp lúc thi công lấy keo dính phết lên bề mặt vải sợi thủy tinh, vải không dệt để dán chặt vào gỗ tiêu âm. Có lúc lại lắp đặt xong lại phun sơn lên bề mặt gỗ tiêu âm. Cách làm này phá hỏng tính năng thông âm, âm thanh không thể tiếp xúc với vật liệu hút âm. Phương pháp đúng là phết keo tại từng điểm của bề mặt vải sợi thủy tinh, vải không dệt, không được phết keo toàn bề mặt. Gỗ tiêu âm cũng cần được phun sơn sẵn từ trước, duy trì bề mặt thông âm.
5)    Cho rằng cứ sử dụng tấm dạng lỗ thì sẽ có tính năng hút âm thấp tần
Tấm dạng đục lỗ muốn cộng chấn và hút âm cần đạt đủ 2 điều kiện sau: 1 là bề mặt đạt tần suất đục lỗ nhất định, 2 là đằng sau tấm cần có khoang rỗng, thiếu 1 trong 2 đều không được. Ngoài ra, tấm dạng đục lỗ muốn lấy chức năng hút âm thấp tần làm chính thì tần suất đục lỗ không được quá cao, thường thì không nên trên 8%, tần suất đục lỗ cao thường thường dùng cho trang trí bề mặt thông âm, khả năng cộng chấn hút âm thấp tần tương đối yếu.
Người viết: Thùy Linh (tieuam.com)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét