Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Xây nhà vững chắc trên nền đất yếu


Theo anninhthudo.vn - 3 năm trước
(ANTĐ) - Việt Nam ở cả hai miền vốn gắn liền với những dòng sông, theo nhiều kết quả thăm dò địa tầng, với đặc thù nền đất phù sa của các con sông, ở rất nhiều khu vực tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM đều có nền đất yếu và không ổn định. Vì vậy xây dựng nhà cao tầng trên nền đất yếu là một công trình nghiên cứu có nhiều ý nghĩa. Cùng với những công nghệ hiện đại phát triển của thế giới, mới đây một nhóm các chuyên gia đã trên cơ sở thực tế nghiên cứu và áp dụng thành công công nghệ nhà nhẹ, giải quyết cơ bản khó khăn trên.
Xây nhà vững chắc trên nền đất yếu
Đổ trần bằng công nghệ BubbleDeck
Đây là tổng thể các kết cấu tường, sàn, móng nhẹ nhưng vẫn đảm bảo tăng sức chịu lực. Công nghệ mới do một nhóm các nhà nghiên cứu, các giảng viên Đại học Xây dựng, Đại học Kiến trúc Hà Nội phối hợp với Công ty CP Kết cấu Không gian TADITS và Công ty TNHH Kết cấu và Công nghệ mới thực hiện.
Rất nhiều công nghệ xử lý móng hiện đại đã được áp dụng nhằm giải quyết các khó khăn trên như: cọc khoan nhồi, cọc barrette, kết cấu không gian, sàn Superdeck (Hàn Quốc)... Tuy nhiên, theo quan điểm của nhóm nghiên cứu, để giải quyết vấn đề trên một cách triệt để thì không chỉ là vấn đề móng. Sự kết hợp hoàn hảo nhất vẫn là nhà nhẹ kết hợp với xử lý móng thông qua công nghệ tiên tiến để áp dụng  hiệu quả vào điều kiện thực tế Việt Nam.
Xây nhà vững chắc trên nền đất yếu
Một trong các công nghệ mang tính cách mạng là Công nghệ sàn rỗng BubbleDeck. Ưu thế của công nghệ này là có thể giảm đến 50% trọng lượng bản thân công trình và giảm đáng kể lượng tiêu thụ bê tông. Đồng thời, việc thi công sẽ được tiến hành tổng lực theo hướng công xưởng hoá nhưng vẫn giữ nguyên ưu điểm của sàn toàn khối. Đây là công nghệ của Đan Mạch và Việt Nam là quốc gia đầu tiên của châu á tiếp nhận công nghệ này. Bước đột phá của công nghệ chính là những quả bóng bằng nhựa tái chế. Chúng giúp thay thế phần bê tông không tham gia chịu lực ở giữa của bản sàn, giúp giảm trọng lượng kết cấu, giảm kích thước hệ cột, vách, móng, tường, vách chịu lực và tăng khoảng cách lưới cột. Bản sàn BubbleDeck là loại kết cấu rỗng, phẳng, không dầm, liên kết trực tiếp với hệ cột, vách chịu lực nên có nhiều ưu điểm về mặt kỹ thuật và kinh tế. Chịu lực theo hai phương, giảm nhẹ trọng lượng bản thân, khi kết hợp với hệ cột và vách chịu lực, BubbleDeck sẽ có khả năng chống động đất tốt.
Chẳng hạn, một tấm sàn đặc sẽ gặp vấn đề khi phải vượt nhịp lớn do ảnh hưởng của trọng lượng bản thân. BubbleDeck giải quyết vấn đề này bằng cách giảm được 35% lượng bê tông trong tấm sàn nhưng vẫn đảm bảo khả năng chịu lực tương ứng. Vì vậy, khi có cùng khả năng chịu lực, một tấm sàn BubbleDeck chỉ cần sử dụng 50% lượng bê tông so với một tấm sàn đặc. Với cùng độ dày, tấm BubbleDeck có khả năng chịu tải gấp đôi sàn đặc nhưng chỉ tiêu thụ 65% lượng bê tông. BubbleDeck có thể được tính toán tương tự như tấm sàn đặc.
Xây nhà vững chắc trên nền đất yếu
Tính linh hoạt trong thiết kế của BubbleDeck khá cao nên có thể áp dụng cho nhiều loại mặt bằng công trình. Thời gian thi công và các chi phí dịch vụ kèm theo cũng thấp hơn vì khối lượng bê tông thi công giảm, chỉ 2,3 kg nhựa tái chế thay thế cho 230 kg bê tông/m3. BubbleDeck khá thân thiện với môi trường do giảm được lượng thải năng lượng và khí carbonic. Sàn BubbleDeck được cấu tạo theo 3 lớp gồm lưới thép gia cường ở trên, tiếp theo là bóng rỗng từ nhựa tái chế và cuối cùng là lưới thép và đổ bê tông (khoảng 60 mm tuỳ chọn). Lưới thép gia cường có nhiệm vụ phân bổ và cố định các trái bóng tại những vị trí chính xác, còn các trái bóng định hình thể tích lỗ rỗng, giúp giữ vững định dạng của lưới thép gia cường đồng thời ổn định vị trí của lưới bóng. Khi tiến hành đổ bê tông phủ kín lưới thép, sẽ có được tấm sàn rỗng toàn khối.
Quá trình thi công được thực hiện theo nhiều bước. Trước tiên, cần phải lắp hệ thống chống tạm thời. Các dầm đỡ được đặt song song, cách nhau từ 1,8 đến 2,4 m. Tiếp theo, các cấu kiện tấm sàn bán đúc sẵn sẽ được gép vào vị trí đã xác định trên bản vẽ. Sau đó là công đoạn ghép cốt thép liên kết (trên và dưới), cốt thép chịu cắt, cốt thép biên và ván khuôn. Trước khi đổ bê tông, cần kiểm tra mối nối giữa các cấu kiện, làm sạch và làm ẩm lớp bê tông đúc sẵn dưới. Một đến hai tuần sau khi đổ bê tông, có thể tháo hệ chống tạm thời.
Các công trình tại Việt Nam đã và sẽ sử dụng công nghệ BubbleDeck gồm khách sạn 38 tầng Nha Trang Plaza, toà nhà Agrimexco, trụ sở chính Công ty FPT, tổ hợp nhà ở đa năng 28 tầng làng Quốc tế Thăng Long, Finance Tower Láng Hạ...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét