Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

Tiêu âm và cách âm - Những khái niệm cơ bản


Khái niệm
Khi sóng âm chạm vào bề mặt vật liệu, một bộ phận năng lượng âm thanh bị phản xạ, một bộ phận khác bị hút vào bên trong vật liệu, một bộ phận nữa xuyên qua mặt bên kia của vật liệu. Khi phần lớn các năng lượng âm thanh đi vào trong vật liệu (bị hút hoặc xuyên qua) còn năng lượng phản xạ rất nhỏ, chứng tỏ vật liệu có tính năng hút âm tốt. Khi hệ số hút âm trên 0.2, có thể gọi là vật liệu hút âm.
Dùng vật liệu hoặc kết cấu chặn sự truyền đi của âm thanh tạo ra môi trường yên tĩnh gọi là cách âm. Khi âm thanh đi vào vật liệu, năng lượng xuyên qua mặt bên kia của vật liệu rất nhỏ, chứng tỏ vật liệu có khả năng cách âm tốt. Chênh lệch decibel giữa năng lượng âm thanh đi vào và năng lượng âm thanh xuyên qua ở một mặt khác chính là lượng cách âm của vật liệu.
Từ cách giải thích trên, chúng ta có thể hiểu rằng: Vật liệu hút âm tập trung vào độ lớn nhỏ của năng lượng âm thanh phản xạ, mục đích tối thiểu hóa năng lượng âm thanh phản xạ. Vật liệu cách âm tập trung vào độ lớn nhỏ của năng lượng âm thanh xuyên qua ở mặt bên kia, mục đích tối thiểu hóa năng lượng âm thanh xuyên qua.
Tấm cách âm chống ồn Remak Noise Barrie với cấu trúc lõi tổ ong và bề mặt thể rắn có khả năng chống ồn siêu việt
Sự khác biệt giữa vật liệu cách âm và vật liệu hút âm
Vât liệu hút âm cho phép âm thanh dễ đi vào và xuyên qua, có thể hiểu rằng nguyên liệu tạo thành vật liệu hút âm phải xốp (nhiều lỗ), tơi và thông khí. Kết cấu của nó là: vật liệu có các lỗ siêu nhỏ số lượng lớn, liên kết với nhau, có tính thông khí nhất định.
Ngược lại, vật liệu cách âm lại đòi hỏi giảm năng lượng âm thanh xuyên qua và ngăn chặn sự truyền âm. Vật liệu cách âm phải chắc, tỉ trọng cao. Ví dụ như tấm thép, gang,  gạch ngói, kính. Yêu cầu với vật liệu cách âm là vật liệu chắc chắn không có lỗ, có trọng lượng lớn.
Kết cấu tường tiêu âm với bề mặt gỗ tiêu âm Remak Slot
Làm sao để kết hợp giữa vật liệu cách âm và vật liệu hút âm?
Bản chất giữa 2 loại vật liệu này khác nhau, nhưng trong các công trình thông thường chúng đều được sử dụng kết hợp, cùng nhau phát huy hiệu quả chống tạp âm.
Ví dụ: Trong phòng cách âm: Để tránh ảnh hưởng tạp âm cao tần với hàng xóm, thông thường phải gia tăng khoảng cách giữa 2 vách tường cách âm. Lúc này nếu xử lí hút âm ở trần vách có thể giảm được rất nhiều tạp âm. Mái cách âm: Sử dụng tấm trang trí tiêu âm dạng tấm, bên trong mái lót vật liệu hút âm, làm cho lượng cách âm của mái tăng lên rất nhiều.

Phương pháp giải quyết tạp âm môi trường
a)    Vấn đề 1: Đối thoại mất sức, nghe không rõ: Ở quán ăn, quán cà phê, những đại điểm đông người và có diện tích lớn, dù 2 người ngồi cùng bàn thì khó nghe rõ lời nhau nói. Ai cũng thấy rằng bàn bên cạnh rất ồn, nên càng cố nói to để người đối diện có thể nghe rõ hơn. Như vậy, quán mất đi cảm giác tao nhã, khách hàng ngồi lâu sẽ nhức đầu đau họng.
Phương pháp giải quyết: Sử dụng thêm vật liệu hút âm, giảm thiểu tiếng ồn và tạp âm.
b)    Vấn đề 2: Môi trường nhiều tạp âm, gọi điện hay nói chuyện đều không nghe thấy: Địa điểm thường gặp là đường sắt, tàu điện ngầm hoặc bến xe. Những âm thanh thường xuyên này làm tổn thương đến thính giác của nhân công.
Phương pháp giải quyết: Trong quá trình xây dựng cần sử dụng thích hợp vật liệu tiêu âm, ví dụ như những nơi có diện tích lớn như tường, trần. Bởi vì diện tích của những nơi này quá lớn nên có thể sử dụng vật liệu hút âm giá thành vừa phải. Nếu trong những bước đầu thiết kế có tính đến vấn đề này thì chi phí sẽ thấp hơn sửa chữa rất nhiều.
c)    Vấn đề 3: Hồi âm quá lớn: Ở những địa điểm hào hoa như đại sảnh, sảnh đường, phòng làm việc, trung tâm thương mại, trung tâm thể thao… thường gặp vấn đề với hồi âm.
Phương pháp giải quyết: Sử dụng vật liệu hút âm trên diện tích lớn, như tường , trần, mặt phẳng
d)    Vấn đề 4: Tạp âm ngoại thất quá lớn, ảnh hưởng đối thoại trong phòng: Tạp âm bên ngoài như tiếng xe cộ, tiếng thi công, tiếng hệ thống thông gió ở tầng trên cùng…
Phương pháp giải quyết: Sử dụng vừa phải vật liệu hút âm. Chú ý đến những nguồn dẫn đến tạp âm như tường ngăn, cửa cửa sổ, đường ống để sử dụng các loại vật liệu cách âm khác nhau (cách âm, giảm chấn, phun sơn).
Người viết: Thùy Linh (Tieuam.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét